Principle by Ray Dalio: Tại sao cởi mở và minh bạch rất quan trọng
Chào anh chị và các bạn, tôi là Tuấn - một venture capitalist tại quỹ Genesia. Đây là trang blog tôi chia sẻ những bài học mà bản thân may mắn học được cũng như những trải nghiệm của bản thân với mong muốn được học hỏi thêm góc nhìn từ anh chị cũng như đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.
Xin chào anh chị và các bạn. Trong năm 2023, By tuanhuynh sẽ có thêm 1 phần mới là book review - nơi tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn về quan điểm của bản thân với những concept của tác giả, từ đó có thể đưa ra những đúc kết áp dụng vào công việc hằng ngày. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ về một chương nhỏ: Be radically open-minded and radically transparent (tạm dịch: Hãy hoàn toàn cởi mở và hoàn toàn minh bạch) trong cuốn sách Principle của tác giả Ray Dalio.
Tôi may mắn biết được cuốn sách Principle từ founder MVillage, anh Hải Ninh. Không chỉ tôi mà các founder trong quỹ tại buổi Founders Gathering cũng rất hứng thú với những đúc kết anh Ninh đã nhiệt tình chia sẻ trong cuốn sách này. Và đây cũng là món quà của quỹ Genesia gửi đến các founder trong mùa giáng sinh vừa qua.
Tóm tắt nội dung của chương
Ở chương này, tác giả đề cập đến vai trò quan trọng của open-minded (cởi mở) và transparent (minh bạch) trong quá trình phát triển bản thân. Trong chúng ta, thật khó để biết xác định được điều gì đúng hay sai (như dưới vai trò là nhà đầu tư mạo hiểm, tôi không biết liệu startup A có thành công trong tương lai hay không). Vì vậy, chúng ta luôn cần phải học để hiểu hơn cách thế giới vận hành qua feedback loop: đưa ra quyết định và xem kết quả của quyết định đó (try - fall - learn). Rõ ràng, việc cởi mở sẽ giúp feedback loop (vòng lặp phản hồi) trở nên hiệu quả hơn.
Mặt khác, việc minh bạch trong quan điểm cũng giúp tăng tốc quá trình học thông qua việc (i) tạo cơ hội để được học được từ người khác, và (ii) tạo cơ hội để người khác hiểu mình. Như trang blog này, tôi chia sẻ những quan điểm của mình chính là tạo cơ hội để bản thân có thể học thêm những góc nhìn khác từ anh chị đọc giả, tăng tốc quá trình học hỏi của bản thân và cũng giúp các founder khi gặp tôi họ hiểu hơn về những quan điểm của tôi về đầu tư hay startup, hạn chế những hiểu lầm không đáng có.
Tóm lại, tác giả nhấn mạnh để learning hiệu quả hơn, cần:
Transparent in thought + Open-minded with feedback from other
Tạm dịch: Minh bạch với suy nghĩ của bản thân + Cởi mở đón nhận feedback từ mọi người
Những lợi ích thực tế
Tôi không thể đồng ý hơn những quan điểm của bác Dalio đưa ra. Trên thực tế, xây dựng niềm tin và đẩy nhanh quá trình học là 2 lợi ích lớn nhất mà tôi nhận thấy trong công việc VC thường nhật.
Trong nội bộ team
Quỹ chúng tôi có 2 người ở thị trường VN, cùng với anh GP (giám đốc quỹ) hiện ở Indo; và cả 3 chúng tôi đều work from home. Mặc dù ngồi cách 3 giờ bay, anh giám đốc quỹ vẫn nắm rõ tình hình hoạt động của thị trường Việt Nam qua những update hàng tuần, chia sẻ những hoạt động trong tuần của team, tình hình của portfolio, các tin trong nước, etc. Và chị sếp Hoàng Thị Kim Dung đã và đang nâng cao tiêu chuẩn của công việc này mỗi ngày. Còn với tôi, ngoài việc chia sẻ theo tuần, sau mỗi ngày làm việc, tôi đều chia sẻ những hoạt động và những learnings trong ngày trong group Slack chung để mọi người trong quỹ theo dõi. Những hoạt động này giúp VN team xây dựng niềm tin cũng như nhận được những lời khuyên hay feedback kịp thời để đẩy nhanh tốc độ phát triển của team.
Hơn nữa, chị Dung và tôi cũng xây dựng cơ chế transparent feedback (tạm dịch: phản hồi minh bạch), thúc đẩy chúng tôi liên tục chia sẻ những điểm mà đối phương chưa hoàn thiện và cách để cải thiện tốt hơn. Mặc dù lúc đầu bị nghe chê cũng không phải thực sự dễ chịu, nhưng dần dần nó là “gia vị” không thể thiếu trong những cuộc nói chuyện của chúng tôi. Không thể phủ nhận, cơ chế này giúp cả hai giảm thiểu những “ấm ức” bị dồn nén và đẩy mạnh quá trình học rất hiệu quả. Lưu ý rằng cơ chế chị thực sự work khi cả hai không những minh bạch, mà còn cởi mở đón nhận feedback của đối phương (với 99% không phải những lời khen).
Portfolio Founder và VC
Còn giữa founder và VC, như anh chị vẫn biết, luôn tồn tại thông tin bất đối xứng (Information asymmetry). Và có nhiều lý do khác nhau khiến founder còn đôi khi ngần ngại trong việc chia sẻ thông tin với VC (như nếu số không tốt thì sẽ bị đặt ra nhiều câu hỏi, rồi phải tốn thời gian giải thích, etc.). Mặt khác, việc chia sẻ thông tin minh bạch có chọn lọc giúp các founder có thể tận dụng nguồn lực VC hiệu quả hơn. Có rất nhiều use case ở đây nhưng tôi xin phép lấy 2 trường hợp sau. Những quỹ giai đoạn sớm1 thường sẽ đi trao đổi với những VC đầu tư vòng sau2 nếu bản quy giai đoạn sớm đó có thể hiểu sâu về startup của bạn qua việc minh bạch thông tin, bạn ấy có thể giới thiệu startup của bạn, trả lời những câu hỏi khó một cách thuyết phục, tạo ấn tượng tốt ban đầu giúp bạn có thể thuận lợi để thuyết phục những VC đầu tư vào vòng sau. Hay nếu founder cần gọi 1 vòng vốn mới, nếu những quỹ hiện đang là cổ đông của công ty, thực sự hiểu với niềm tin vững chắc được xây dựng bởi sự minh bạch, họ có thể là lead investor của vòng gọi vốn đó, giúp công ty gọi vốn nhanh, gọn, và hiệu quả. Và đây cũng là trường hợp thực tế trong quỹ Genesia.
Thú vị là trong danh mục đầu tư hiện nay, tôi nhận thấy mối tương quan tích cực giữa sự phát triển của công ty và minh bạch trong thông tin. Ngoài việc tối ưu hóa nguồn lực của VC, một giả thuyết khác tôi đặt ra trong mối tương quan này là áp lực vô hình, thúc đẩy founders phải đạt được cột mốc nhất định để có thể chia sẻ với VC trong lần tiếp theo, nếu không, founder có thể cảm thấy “xấu hổ” vì anh/ chị ấy chưa có những bước tiến mới so với lần update trước.
Giống như luận điểm ở phần Nội bộ team, trở nên minh bạch hơn chỉ mở ra cơ hội, và 2 bên cần phải cởi mở với những feedback mới mở khóa được tiềm năng của “combo này”. Từ góc nhìn thực tế, founder hay VC đều cần có màng lọc trước sự hỗn loạn của thông tin trong thời điểm hiện nay, nên quá trình cởi mở không diễn ra trong một sớm một chiều, mà nó là quá trình vun đắp thông qua sự uy tín trong lĩnh vực mà một người khi đưa feedback. Nói cách khác, nếu bạn đã làm thành công việc A nhiều lần và có thể giải thích tại sao nó thành công một cách rõ ràng, feedback đó sẽ có nhiều sức nặng hơn và đối phương sẽ dễ dàng cởi mở hơn để đón nhận thông tin.
Những rào cản…
Ở trên, tôi đã chia sẻ về những lợi ích thiết thực của việc minh bạch và cởi mở với feedback; tuy nhiên bạn sẽ cần bước qua những rào cản. Dễ thấy nhất là việc chia sẻ những quan điểm cá nhân sẽ tạo ra những sự chỉ trích, phê bình từ người ngoài. Nếu anh chị không qua tâm những người xung quanh nghĩ gì về bạn, tôi nghĩ đây không phải rào cản với anh chị. Còn với những anh chị có nỗi sợ bị đánh giá, tôi xin chia sẻ góc nhìn khác: Dù anh chị im lặng hay dám đứng lên chia sẻ quan điểm, anh chị đều sẽ bị đánh giá; và việc bị đánh giá nhiều hơn 1 tí là cái giá cực hời cho cơ hội được học nhiều hơn từ việc minh bạch.
Bác Dalio chia sẻ:
Learning to be radically transparent is like learning to speak in public: While it’s initially awkward, the more you do it, the more comfortable you will be with it.
Tạm dịch: Học cách trở nên minh bạch triệt để cũng giống như học cách nói trước công chúng: Mặc dù ban đầu có thể hơi khó xử nhưng bạn càng làm điều đó, bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn.
Ngoài ra, chúng ta thường có cái tôi (ego) và điểm mù (blind spot) - 2 rào cản ngăn bản thân để học được cách mà thế giới thực sự hoạt động. Nếu như cái tôi là mong muốn bẩm sinh của chúng ta để có khả năng trong mọi việc và được người khác công nhận, còn điểm mù là kết quả của việc chúng ta nhìn sự vật qua lăng kính chủ quan của chính mình. Và việc cởi mở chính là chìa khóa quan trọng để vượt qua 2 rào cản trên, để tối ưu hóa hiệu quả quá trình phát triển của bản thân.
Lời kết
Hãy tưởng tượng một hệ sinh thái khởi nghiệp mà các stakeholders (VC, founders, etc.) đều chia sẻ những bài học và trải nghiệm của họ; tạo điều kiện để mọi người có thẻ học lẫn nhau; và mọi người cởi mở để học hỏi. Tôi không dám nghĩ tốc độ phát triển của thị trường Việt Nam sẽ kinh khủng đến mức nào. Tôi mong qua bài viết này, các anh chị có thể nhận thấy những lợi ích của việc minh bạch và cởi mở với tác động tích cực của nó với riêng cá nhân anh chị và với cộng đồng; từ đó, việc đi tìm câu trả lời mà chúng ta chưa biết sẽ trở nên hiệu quả hơn. Tôi cũng đang trong quá trình rèn luyện thói quen này tốt hơn nữa, và hãy cũng rèn luyện thói quen này một cách kỉ luật nhé!
Cảm ơn các anh chị đã đọc bài blog và mong rằng bài viết này có thể mang lại được giá trị cho anh chị. Để giảm sự phụ thuộc vào Facebook cũng như nhận được bài viết sớm nhất, anh chị hãy subscribe trang blog bằng email của mình nhé (trong trường hợp email của trang blog nằm trong hộp thư “Spam”, hãy chuyển qua hộp thư “Inbox”).
Những quỹ giai đoạn sớm đầu tư vào công ty ở giai đoạn ban đầu, khi công ty còn chập chững, chưa có nhiều số liệu. Những vòng gọi vốn mà quỹ này tham gia thường gọi là Pre-seed hay seed. Vì ở giải đoạn sớm, số tiền đầu tư sẽ ít và định giá công ty sẽ không cao như giai đoạn sau
Những quỹ này sẽ đầu tư khi công ty cần tăng tốc sau khi tìm ra được mô hình kinh doanh phù hợp cũng như có nhiều số liệu hơn. Những vòng gọi vốn mà quỹ này tham gia thường gọi là series A, B, C, E, F, etc. Vì ở giai đoạn sau, số tiền đầu tư sẽ nhiều hơn và định giá công ty sẽ cao hơn những vòng gọi vốn giai đoạn sớm