#Chiêm nghiệm: Đừng nghĩ quá nhiều, hãy vừa làm vừa nghĩ (dành cho các bạn còn ít kinh nghiệm như tôi) - Phần 2
Xin chào anh chị và các bạn. Ở phần 1, chúng ta có một trái chanh khá chua. Từ đó, tôi đã suy nghĩ về những công thức làm nước chanh, và xin được chia sẻ với anh chị và các bạn công thức mà tôi đang áp dụng. Rất mong anh chị sẽ chia sẻ góc nhìn của mình để tôi có thể hoàn thiện công thức tốt hơn.
Công thức
Từ góc nhìn của tôi, việc có thể nhìn nhận được vấn đề sẽ một trò chơi xác suất. Trong đó, để giảm tỷ lệ đoán sai, chỉ có một cách duy nhất là thu hẹp lại “GAP”. Nói cách khác, vạch xanh/ vàng cần phải tiến lên và tiệm cận với vạch đỏ.
Ở đây, vạch xanh được quyết định bằng tập trải nghiệm và vạch vàng được quyết định bằng độ nhạy.
Vạch xanh - “Lượng”
Tôi tin rằng, tập trải nghiệm càng dày và đa dạng sẽ giúp cho vạch xanh tiệm cận với vạch đỏ. Với một người trẻ vẫn còn non như tôi, việc làm dày tập trải nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó cho tôi được nhiều cơ hội để mở rộng tầm nhìn của mình.
Mặt khác, vì đây là là bài toán của kinh nghiệm, nên sẽ chịu ảnh hưởng của quy luật hiệu suất giảm dần (hay Diminishing of return). Nói cách khác, một khi tập trải nghiệm đã đủ dày, việc có thêm trải nghiệm sẽ không giúp cho vạch xanh có thể cải thiện thêm quá nhiều. Vì thế, giả thuyết của tôi là tốc độ cải thiện của vạch xanh sẽ ngày càng chậm lại và khó để tạo ra được sự bức phá, giúp tôi có thể tối ưu hoá tỷ lệ thất bại trong việc nhận định vấn đề được
Image from superbloove
Vạch vàng - “Chất”
Với vạch vàng, tôi tin rằng vị trí của nó được xác định dựa trên độ nhạy. Theo cách hiểu của tôi, độ nhạy là sự nhạy cảm với vấn đề, giúp một người có năng lực để phán đoán và cảm nhận được vấn đề. Độ nhạy càng sắc bén thì tỷ lệ đoán sai càng được giảm.
Độ nhạy sẽ bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố (1) bẩm sinh và (2) rèn luyện. Trong tập trải nghiệm giới hạn của tôi, những người có độ nhạy bẩm sinh có một lợi thế khá khác biệt, nó giúp họ có thể đưa ra phán đoán với tỷ lệ thành công khá cao dù cho tập trải nghiệm trong vấn đề đó vẫn còn khá mỏng. Tin vui là trong network của tôi, số lượng những người này rất ít. Và bản thân tôi không nghĩ là mình có khả năng bẩm sinh - vì đoán sai tè le (ở phần 1).
Nên tôi muốn tập trung vào yếu tố (2) - Rèn luyện; đầy đủ là Rèn luyện khả năng công thức hoá vấn đề. Theo góc nhìn chủ quan của tôi, việc tăng tập trải nghiệm không đồng nghĩa với việc độ nhạy sẽ ngày càng sắc bén hơn. Tệ hơn thế, nó khiến bạn lười suy nghĩ vì (1) bạn tốn nhiều năng lượng cho việc tăng trải nghiệm; và (2) bạn cảm thấy bản thân vẫn đang học được điều gì đó. Vì vậy, việc công thức hoá trải nghiệm là rất cần thiết. Khi tập trải nghiệm bạn dày lên, bạn nhận biết được bản thân đang nhìn nhận sai chỗ nào, chỗ đó thuộc vào thành phần nào của công thức. Từ đó, qua mỗi lần trải nghiệm, bạn biết được bạn đang đúng/sai chỗ nào, từ đó hoàn thiện công thức. Nếu không có công thức, mỗi lần bạn phán đoán đúng/ sai, bạn vui/buồn nhưng không để lại bất kì data có ý nghĩa nào.
Mặt khác, thực hiện được việc này không hề dễ và tôi vẫn đang cố gắng luyện tập. Cơ mà niềm tin của tôi đây là cách hiệu quả nhất (mà tôi có thể nghĩ ra) để có thể giúp đường vạch vàng có thể tiệm cận được vạch đỏ; hoặc ít nhất, tiến xa đến mức vạch xanh phải tốn rất nhiều thời gian có thể vươn tới được. Với tôi, đây là việc phải làm.
P/s: Với tôi, việc dành thời gian để chiêm nghiệm, viết xuống những suy nghĩ của bản thân, và chuyển hoá thành blog khá hiệu quả trong việc rèn luyện khả năng công thức hoá vấn đề.
Lời kết - Bài toán Chất và Lượng
Chắt hẳn anh chị cũng đã tinh ý thấy được công thức pha nước chanh là làm thế nào để giải quyết bài toán Chất và Lượng. Nếu quá tập trung vào Lượng, tốc độ phát triển trong khả năng giải quyết vấn đề sẽ khó mà phát triển nhanh. Ngược lại, nếu quá tập trung về chất (cách tiếp cận của tôi trong năm 2023), sẽ rất khó có thể chạm được điểm mà khả năng phán đoán với tỷ lệ sai tối ưu do tập trải nghiệm còn quá hạn hẹp. Lượng không bù được chất, nhưng chất mà không có lượng cũng chưa đủ.
Với một người trẻ còn ít kinh nghiệm như tôi, đây là một thử thách không dễ; nhưng nếu vượt qua được, tôi tin rằng bản thân sẽ học được rất nhiều. Mong rằng, nhiều bạn trẻ nữa sẽ tham gia và vượt qua thử thách này.
Cảm ơn anh chị đã đọc bài blog hôm nay và mong rằng nó sẽ mang lại giá trị nào đó cho anh chị.
Let’s stay focused and keep pushing 🔥
Để nhận được bài viết sớm nhất, anh chị hãy subscribe trang blog bằng email của em nhé (trong trường hợp email của trang blog nằm trong hộp thư “Spam”, hãy chuyển qua hộp thư “Inbox”).