#Góc nhìn: [Phần cuối] Chuẩn bị cho Partner/ IC Meeting by Liz Wessel (Partner at First Round Capital)
Anh chị có thể tìm đọc những phần trước:
#5 Quản lý thời gian
Khi thuyết trình trong Partner Meeting, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng thời gian một cách hợp lý để truyền tải các điểm quan trọng nhất. Thời gian rất quý, nên hãy tập trung vào những nội dung thiết yếu như tại sao bạn sẽ là market leader trong tương lai. Việc chuẩn bị kĩ càng giúp bạn có thể linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau, các founder cần lưu ý tránh việc dành quá nhiều thời gian vào một phần khiến mọi người mất hứng thú, hoặc lướt qua các chi tiết quan trọng quá nhanh.
Chị Wessel gợi ý founder nên chuẩn bị hai phiên bản bài pitch: một ngắn và một dài. Phiên bản ngắn giúp founder đối phó với tình huống bị ngắt lời liên tục, trong khi phiên bản dài dùng cho tình huống buổi họp diễn ra trong “yên tĩnh”. Nếu bạn có ba điểm chính muốn truyền tải, hãy chắc chắn rằng bạn đã nêu đủ cả ba điểm trước khi kết thúc. Với tôi, đây là một góc nhìn rất quan trọng, vì nếu chỉ có 1 kịch bản (ngắn hoặc dài); đôi khi founder cảm thấy mất tập trung và lo lắng hơn khi tình huống không xảy ra như dự tính; có thể giới hạn tiềm năng có thể toả sáng của founder. Nếu bạn có ba điểm chính muốn truyền tải, hãy chắc chắn rằng bạn đã nêu đủ cả ba điểm trước khi kết thúc.
Cuối cùng, đừng đến muộn. VC sẽ để ý nếu họ phải chờ bạn, và ngược lại, VC cũng không nên để bạn chờ đợi!
#6 Kết hợp hài hoà giữa tổng thể và chi tiết
Mọi người thường giỏi ở việc kể câu chuyện ở tầm cao (tức là diễn giải những mục tiêu lớn, tầm nhìn dài hạn) hoặc giải thích các chi tiết cụ thể (những gì đang làm hiện tại) nhưng ít khi có thể làm tốt cả hai. Các nhà sáng lập thường thoải mái ở một trong hai lĩnh vực này hơn — họ hoặc giỏi nói về tương lai xa mà quên hiện tại, hoặc quá chú trọng vào những gì đang làm mà quên mất tương lai.
Những bài thuyết trình tốt nhất là những bài có thể thay đổi độ cao (tức là biết chuyển đổi giữa việc nói về tầm nhìn xa và chi tiết hiện tại). Các nhà sáng lập giỏi nhất có thể vẽ nên bức tranh về những gì họ sẽ làm trong 10 năm tới và sau đó đi sâu vào chi tiết cụ thể về cách họ sẽ thực hiện điều đó từ bây giờ. Ví dụ, họ có thể giải thích hành trình của công ty từ khi bắt đầu (act one), đến giai đoạn phát triển (act two) và giai đoạn thành công (act three). Họ có thể di chuyển qua lại giữa những giai đoạn này và làm cho tất cả nghe đều hấp dẫn.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà sáng lập kỹ thuật, những người thường quen với việc giải thích cách sản phẩm của họ hoạt động bằng cách đi vào từng chi tiết nhỏ nhất. Tuy đây là một kỹ năng hữu ích, nhưng khi thuyết trình với các đối tác đầu tư, bạn cần phải bao quát nhiều hơn thế.
Nếu bạn vẫn gặp khó khăn vì sản phẩm của bạn quá kỹ thuật; hay mô hình kinh doanh của bạn khá phức tạp, hoặc nếu bạn thấy mình nhận được cùng một câu hỏi từ các nhà đầu tư nhiều lần, chị Wessel gợi ý rằng bạn có thể chủ động luyện tập cách trả lời những câu hỏi cụ thể, cũng như chia sẻ trước một tài liệu FAQ với các nhà đầu tư. Điều này không chỉ đảm bảo rằng đối tác của bạn hiểu đúng về doanh nghiệp khi họ viết investment memo, mà còn là cách hiệu quả để giải thích phần công nghệ phức tạp hơn, giúp bạn có thêm không gian để kể câu chuyện của mình trong bài thuyết trình. Tôi là một fan cứng trong việc xây dựng FAQ, vì tôi nhận thấy rằng trong quá trình hỗ trợ startup, 70-80% câu hỏi của các nhà đầu tư khá giống nhau. Vì vậy, FAQ sẽ có thể giúp startup tiết kiệm thời gian trả lời những câu hỏi phức tạp - Make it scalable. Anh chị có thể đọc thêm chi tiết qua bài blog này.
Cuối cùng, khi trả lời câu hỏi từ các nhà đầu tư, bạn cần đảm bảo rằng bạn có thể nhìn thấy cả bức tranh lớn và các chi tiết nhỏ. Thường thì, nhà đầu tư sẽ hỏi một điều, nhưng câu trả lời họ đang tìm lại là một tầng sâu hơn. Đây được gọi là “câu hỏi đằng sau câu hỏi”. Vì vậy, các founder nên suy nghĩ xem nhà đầu tư thực sự đang hỏi gì, và nếu bạn nghĩ rằng mình đã hiểu đúng, bạn có thể nhắc lại để xác nhận. Bạn có thể xem xét trả lời bằng cách nói, “Tôi nghĩ rằng bạn đang hỏi về điều này.”
#7 Lựa chọn “GTM” phù hợp
Thường thì các Partner/ General Partner đã trải qua rất nhiều cuộc họp liên tục cả ngày, vì vậy năng lượng của founder trong cuộc họp rất quan trọng. Có thể bạn sẽ cảm thấy muốn trình bày hết từng slide và điểm qua mọi thứ mà bạn nghĩ là cần có trong một bài pitch, nhưng cuối cùng, điều gây ấn tượng với các nhà đầu tư lại khác nhau đối với mỗi startup. Tìm ra yếu tố nào khiến nhà đầu tư hứng thú nhất với startup của bạn và làm cho nó trở thành trọng tâm của bài pitch thường sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Chị Wessel khuyến khích việc xác định điều gì khiến nhà đầu tư hứng thú nhất về startup của bạn và chắc chắn rằng bài thuyết trình của bạn nhấn mạnh thông điệp đó. Từ góc nhìn của chị Wessel, chị ấy thường bị thu hút nhiều hơn nếu câu chuyện được kể một cách cuốn hút – cho dù là câu chuyện về khách hàng hay người dùng, hoặc nếu bạn chưa ra mắt sản phẩm, hãy kể câu chuyện về cách bạn nảy ra ý tưởng. Bằng cách kết hợp các con số với những câu chuyện thực tế, bạn có thể "bán" câu chuyện khởi nghiệp của mình, bất kể bạn có bao nhiêu khách hàng hay bạn đang tạo ra bao nhiêu doanh thu.
Các cuộc họp Partner Meeting là cơ hội tốt để founder nhận ra điều gì khiến VC hứng thú nhất và ít hứng thú nhất với startup của bạn. Vì vậy, hãy tận hưởng quá trình này và coi đó như một cơ hội để có được góc nhìn khác.
Và hãy nhớ rằng, các VC cũng thường xuyên mắc sai lầm, và đó là một phần của cuộc chơi.
Lời kết
Một gợi ý cuối cùng mà tôi muốn gửi đến các founder là: Phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh tốt hơn. Ít nhất ở thời điểm hiện tại, nếu founder muốn xây dựng high growth venture startup, thì không sớm thì muộn, các buổi Partner Meeting sẽ diễn ra bằng tiếng Anh, vì không ít VC có GP là người nước ngoài. Mặt khác, tôi nhận ra rằng không ít founder gặp những rào cản về ngoại ngữ khiến founder chưa thể hiện được tốt. Khiến cho các General Partner người nước ngoài khó có thể cảm nhận được họ hơn, trong khi đó lại là những người đưa ra quyết định. Tôi luôn cảm thấy tiếc khi thấy rào cản ngôn ngữ là một trong những yếu tố chính khiến cho deal chưa thành.
Mong rằng những gợi ý trên có thể trở thành công cụ đắc lực cho các founder trong việc chuẩn bị trước những buổi họp quan trọng với các VC trong tương lai!
Let’s stay focused & Keep pushing 🔥
Để nhận được bài viết sớm nhất, anh chị hãy subscribe trang blog bằng email của em nhé (trong trường hợp email của trang blog nằm trong hộp thư “Spam”, hãy chuyển qua hộp thư “Inbox”).